Giải pháp kỹ thuật 2

Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thiết Bị Công Nghệ Thắng Lợi
Giải pháp kỹ thuật 2
Lượt xem: 306

KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC
Kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học là điều mà rất nhiều người quan tâm và cũng là điều mà bất cứ người làm thí nghiệm nào cũng cần nắm được. 

Đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm

Đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm

Ngày nay, khi nhắc đến hóa chất độc hại, mọi người đều lo lắng và tránh xa, nhưng không thể hoàn toàn không sử dụng khi nó đem lại nhiều lợi ích trong học tập và nghiên cứu khoa học. Những quy tắc cơ bản để đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh, sinh viên và các nhà khoa học có thể tự bảo vệ bản thân khỏi các loại hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm.

Những vấn đề cần lưu ý khi vào phòng thí nghiệm
Để đảm bảo an toàn, khi vào phòng thí nghiệm chúng ta cần:

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các loại hóa chất và suy nghĩ kỹ trước khi làm thí nghiệm
Đeo kính bảo hộ, găng tay, khẩu trang y tế và mặc áo choàng của phòng thí nghiệm
Cột tóc gọn gàng, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại
Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi tiến hành thí nghiệm
Không nuốt, không uống các loại hóa chất có trong phòng thí nghiệm
Rửa sạch vùng da sau khi tiếp xúc với hóa chất
Nếu chẳng may bị hóa chất rơi vào mắt cần phải rửa ngay lập tức
Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định như hướng dẫn
Phòng lab là gì? Dịch vụ thiết kế phòng lab chuyên nghiệp

Các quy tắc kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học
Trước khi làm việc trong phòng thí nghiệm, chúng ta cần phải tìm hiểu về các đặc tính độc hại, khả năng cháy nổ của từng chất để tránh xảy ra những sai sót khi tiến hành thí nghiệm, dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn, cụ thể:

Đeo kính bảo hộ và áo choàng khi vào phòng thí nghiệm

Đeo kính bảo hộ và áo choàng khi vào phòng thí nghiệm

1. Thí nghiệm với các chất độc hại:
Trong phòng thí nghiệm có rất nhiều chất độc hại có thể kể đến như: HCN, Hg, CO, Cl2, NO, NO2, H2S, HgCl2,… hay là các loại chất dùng trong tổng hợp hữu cơ như: CH3OH, Benzen, Toluen, HCHO, CH2Cl2,… Khi làm việc với các chất hóa học này cần chú ý kiểm tra chất lượng dụng cụ chứa đựng và dụng cụ tiến hành thí nghiệm. Đặc biệt, chúng ta cần phải tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu sau:

Không được nếm và nuốt các chất độc hại bằng miệng, đeo khẩu trang và thận trọng khi ngửi các chất độc hại. Không hít mạnh hoặc kề mũi vào gần bình hóa chất mà chỉ được dùng bàn tay phẩy nhẹ hơi hóa chất vào mũi.
Đối với thủy ngân nên đựng trong các lọ dày, nút kín và nên cho một lớp nước mỏng ở trên.
Hạn chế, tránh hít phải hơi brom, khí clo và khí nitơ peoxit, tránh không cho bay vào mắt hoặc dây ra tay.
Sau khi tiến hành thí nghiệm xong cần phải rửa tay và các dụng cụ thật sạch (có thể dùng xà phòng để rửa).
Cất giữ, bảo quản hóa chất độc hại sau khi sử dụng đúng nơi quy định
2. Thí nghiệm với các chất dễ ăn mòn:
Các loại chất có trong phòng thí nghiệm có thể kể đến như: axit đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm, photpho trắng, phenol,… khi sử dụng các chất này chúng ta cần lưu ý:

Đeo găng tay bảo hộ, tránh xa không để dây vào tay, người, quần áo và đặc biệt là mắt (nên dùng kính bảo hộ để tránh hóa chất bắn vào mắt).
Không đựng axit đặc trong bình đựng quá to, khi rót không nên nâng bình quá cao so với mặt bàn.
Khi tiến hành pha loãng axit sunfuric cần phải đổ axit vào nước mà không được làm ngược lại.
Khi đun nóng các dung dịch dễ ăn mòn, phải tuyệt đối tuân thủ theo quy tắc đun nóng hóa chất trong ống nghiệm (hướng miệng ống nghiệm về hướng không có người).
3. Thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa:
Các chất thuộc nhóm dễ cháy như rượu cồn, dầu hỏa, ete, benzen, axeton,... khi làm việc với chúng cần phải chú ý:

Chỉ được phép đun nóng hay chưng cất trên nồi cách thủy hoặc cách không khí trên bếp điện kín.
Không để gần nguồn nhiệt, cầu dao điện và các chất dễ cháy khác
Khi tiến hành kết tinh từ các dung môi dễ cháy thì cần thực hiện trong dụng cụ riêng, có nắp sinh hàn hồi lưu.
4. Thí nghiệm với các chất dễ cháy nổ
Khi làm việc với các chất dễ gây nổ như H2, dung dịch kiềm, kim loại kiềm, axit đặc, các chất hữu cơ dễ cháy nổ,… chúng ta cần phải đeo kính bảo vệ (làm bằng thủy tinh hữu cơ) để che chở cho mắt và các bộ phận quan trọng khác trên gương mặt.
Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng cặp và luôn hướng miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt khi nung nóng axit đặc hoặc kiềm đặc .
Lưu ý: khi vào phòng thí nghiệm cần nhớ chính xác chỗ để các loại dụng cụ cứu hỏa, các bình chữa cháy và hộp thuốc cứu thương để phòng khi có sự cố ngoài ý muốn xảy ra.
Để đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm, ngoài việc chấp hành theo đúng các kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học trên đây thì ta cần lựa chọn những loại hóa chất và dụng cụ thí nghiệm chất lượng và chính hãng. VietChem là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các loại thiết bị, dụng cụ và hóa chất phục vụ các ứng dụng nghiên cứu phức tạp trong phòng thí nghiệm.

Zalo
Hotline